Bệnh Cầu Trùng Ở Gà: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bênh Cầu Trùng Ở Gà: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh đáng lo ngại lây lan chính qua ký sinh truyền nhiễm, cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng và chữa trị hiệu quả qua bài viết.

Bệnh cầu trùng ở gà gây ra bởi ký sinh trùng nhiễm bệnh rất nguy hiểm có thể khiến gà chết nhanh nếu không được chữa trị kịp thời. Vi khuẩn thuộc dòng Eimeria sau khi xâm nhập vào cơ thể gà sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến đường ruột. Vậy cách chữa trị và phòng ngừa căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng 69VN đi tìm hiểu thông tin quan trọng từ bài viết dưới đây nhé!

Bệnh cầu trùng ở gà là gì?

Bệnh cầu trùng ở gà hoặc xuất hiện ở gia cầm là một dạng bệnh chung gây ra bởi ký sinh trùng nhiễm khuẩn. Dạng vi khuẩn này thuộc loại đơn bào gồm có 2 dòng chính là:

  • Eimeria tenella xâm nhập và làm ảnh hưởng trực tiếp đến manh tràng bộ phận ruột già.
  • Eimeria necatrix: Ký sinh, phát triển tại phần ruột non của gà.
Thông tin giới thiệu về căn bệnh cầu trùng 
Thông tin giới thiệu về căn bệnh cầu trùng

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh cầu trùng ở gà

Qua thông tin bên trên có thể thấy rằng căn bệnh này gây ra bởi ký sinh trùng thuộc giống Eimeria. Chúng thường tác động trực tiếp đến phần ruột của gà gây phá hủy niêm mạc đồng thời chảy máu trong, viêm nhiễm nặng khiến gà chết nhanh nếu không được chữa trị kịp thời.

Chu trình sinh học của loài vi khuẩn này sẽ bắt đầu từ khi gà ăn phải nang trứng tại môi trường sinh sống bị ô nhiễm. Sau một thời gian nang trứng sẽ phát triển thành ký sinh trùng và trực tiếp phá hủy hệ đường ruột.

Chính vì vậy môi trường chăn nuôi không đảm bảo đủ điều kiện khô thoáng, sạch sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh cầu trùng ở gà. Vì vậy bạn cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại và thau rửa mỗi ngày.

Biểu hiện, triệu chứng của căn bệnh cầu trùng ở gà ra sao?

Triệu chứng của căn bệnh này sẽ tùy thuộc theo từng dòng vi khuẩn Eimeria làm gà mắc phải cùng sức đề kháng, mức độ nhiễm nặng hay nhẹ. Cụ thể một số dấu hiệu chung được thể hiện như sau:

  • Tiêu có máu: Đây được xem là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh cầu trùng ở gà. Khi bị nhiễm khuẩn Eimeria tenella hoặc Eimeria necatrix phần phân của gà sẽ có lẫn máu tươi đồng thời kèm theo cả dịch nhầy trong suốt.
  • Bỏ ăn: Dấu hiệu tiếp theo mà bạn có thể quan sát dễ dàng đó là tình trạng chán ăn, ủ rũ. Thường thì khi gà bị nhiễm bệnh sẽ bỏ ăn và sụt cân nhanh chóng, gầy guộc. Lúc này đường ruột của chúng không còn đủ khả năng tiêu thụ thức ăn.
  • Lông xù, ít hoạt động: Gà bị nhiễm bệnh sẽ có lông xù và thường đứng im một vị trí, ít di chuyển linh hoạt như trước. 
  • Mất nước: Vì gặp phải tình trạng bị tiêu chảy liên tục do đó gà sẽ rơi vào tình trạng mất nước khi mắc bệnh. Lúc này nếu không được can thiệp kịp thời chúng sẽ bị chết rất nhanh chóng.
Biểu hiện chính khi gà mắc phải bệnh cầu trùng
Biểu hiện chính khi gà mắc phải bệnh cầu trùng

Ảnh hưởng của bệnh cầu trùng ở gà như thế nào?

Cầu trùng sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của gà nếu như không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Dưới đây là một số tác động xấu của căn bệnh này như:

  • Tử vong cao: Trong trường hợp không được điều trị kịp thời gà sẽ có khả năng tử vong. Đặc biệt đối với giai đoạn khi còn nhỏ sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
  • Giảm năng suất: Khi gà bị mắc bệnh năng suất chăn nuôi sẽ giảm đáng kể vì vậy điều này cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người nuôi.
  • Chi phí cao: Đối với bệnh cầu trùng ở gà khi đã chuyển sang giai đoạn nặng sẽ rất khó điều trị và tốn nhiều chi phí.
  • Bùng phát thành dịch: Nguyên nhân chính của cầu trùng là do vi khuẩn vì vậy tính lây lan rất cao nếu không kiểm soát kịp thời. Điều này cũng tác động đến cả khu vực khi chăn nuôi theo mô hình lớn.
Bệnh cầu trùng làm giảm năng suất chăn nuôi
Bệnh cầu trùng làm giảm năng suất chăn nuôi

Cách phòng ngừa bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả cao

Phòng bệnh luôn là một trong những biện pháp quan trọng cần được thực hiện đầu tiên. Để tránh những ảnh hưởng và thiệt hại từ căn bệnh này bạn đọc hãy thực hiện theo một số phương pháp bên dưới đây như sau:

Vệ sinh chuồng

Duy trì chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng luôn là yếu tố quan trọng cần thực hiện. Bên cạnh đó định kỳ mỗi tháng bạn nên sử dụng dung dịch sát khuẩn toàn bộ khu vực để tiêu diệt được mầm mống của vi khuẩn cầu trùng.

Kiểm soát mật độ

Để phòng ngừa bệnh cầu trùng ở gà chủ chăn nuôi cần kiểm soát mật độ. Nên hạn chế nuôi với mật độ quá lớn để tránh sự lây lan khi có dịch. Đặc biệt trong giai đoạn gà con nên giảm thiểu thấp nhất sự tiếp xúc để hạn chế tối đa căn bệnh.

Dinh dưỡng khoa học

Biện pháp tiếp theo đó là đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học. Nước uống cần thường xuyên thay mỗi ngày. Bên cạnh đó bạn cũng nên kết  hợp dùng thêm những loại thức ăn có đủ khoáng chất, vitamin giúp nâng cao sức đề kháng cho gà.

Tiêm vaccine

Tại một số khu vực hiện đã có vaccine ngừa bệnh cầu trùng. Do đó đây cũng được xem là một giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa ở những nơi có nguy cơ bùng phát cao, khó kiểm soát khi có dịch.

Hướng dẫn điều trị bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả

Khi phát hiện ra gà bị nhiễm bệnh bạn cần nhanh chóng xử lý theo đúng hướng dẫn như bên dưới đây:

  • Sử dụng thuốc: Hiện nay có một số loại thuốc đặc trị theo sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ như: Sulfaquinoxaline, Amprolium, Toltrazuril. Chủ chăn nuôi cũng cần lưu ý đến thời gian ngừng dùng thuốc trước khi có ý định xuất bán.
  • Hỗ trợ: Bổ sung thêm các loại nước uống điện giải để bù nước, vitamin, thuốc bổ để gà hồi phục nhanh chóng hơn.
  • Tách đàn: Với những con đã nhiễm khuẩn cần lưu ý tách biệt ra khỏi đàn để tránh lây lan sang cá thể mới.

Kết luận

Trên đây là thông tin về bệnh cầu trùng ở gà mà 69VN muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng qua đó sẽ giúp chủ chăn nuôi biết cách xử lý và điều trị khi có dịch bệnh xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *